THÔNG TIN CHI TIẾT:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đánh giá, phân loại Công trình PCCC
Bước 2: Khảo sát thực tế công trình
Bước 3: Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Bước 4: Thẩm duyệt thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy với Cơ quan PCCC
Bước 5: Lập dự toán và chi phí thi công lắp đặt hệ thống PCCC
Bước 6: Lập tiến độ và kế hoạch thi công công trình
Bước 7: Hợp đồng kinh tế
Bước 8: Thi công lắp đặt hệ thống PCCC
Bước 9: Nghiệm thu công trình
Bước 10: Nghiệm thu với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Bước 11: Bảo hành công trình.
BƯỚC 1: TIẾP NHẬN THÔNG TIN VÀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH PCCC
Đây là giai đoạn đầu khi Khách hàng (Chủ đầu tư) tiếp xúc với bên Công ty để trao đổi cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ kỹ thuật và nhu cầu về việc lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy của khách hàng cho Kỹ thuật tư vấn.
– Thông tin cá nhân làm việc trực tiếp
– Xác định thông tin, địa điểm của công trình, đánh giá phân loại công trình
+ Công trình nhà xưởng sản xuất, kho hàng hóa
+ Công trình nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, văn phòng, quán Karaoke, vũ trường, quán bar …)
+ Công trình trường học, bệnh viện
+ Công trình chợ, trung tâm thương mại
+ Công trình công cộng (Rạp chiếu phim, thư viện, trung tâm văn hóa, viện bảo tàng, trụ sở nhà nước)…………..
=> Lên kế hoạch, chuẩn bị các tài liệu phục vụ khảo sát (Hồ sơ năng lực công ty, Chứng chỉ cá nhân, Giấy phép chứng nhận điều kiện kinh doanh, thi công ..)
BƯỚC 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ CÔNG TRÌNH
– Bộ phận kỹ thuật dự án trực tiếp đến công trình và đo đạc kích thước ghi số liệu, khảo sát thực tế các hạng mục, vị trí công trình tại hiện trường.
– Phân loại mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào quy mô, công năng của từng công trình.- Thu thập tài liệu gồm:
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Bản thuyết minh và bản vẽ về công trình)
+ Hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC (nếu có) …
=> Bộ phận kỹ thuật Dự án PCCC đưa phương án sơ bộ về việc lắp đặt hệ thống PCCC với khách hàng.Sau khi 2 bên cùng thống nhất về phương án, lập biên bản khảo sát và xác nhận.
BƯỚC 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Từ thông tin, tài liệu hồ sơ thu thập và các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC:
– TCVN 3890 – 2009: Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
– TCVN 7336 – 2003: Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động – Yêu cầu lắp đặt.
– TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 2622 – 1995: PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
– QCVN 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
– TCVN 6484: Chống sét cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
– TCVN 5639:1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – Nguyên tắc cơ bản.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công, hồ sơ gồm:
– Văn bản để nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư
– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
(Mục c Khoản 3 Điều 15 Nghị định 79/2014: Quy định hạng mục thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy).
BƯỚC 4: THẨM DUYỆT HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VỚI CƠ QUAN PCCC
– Chuẩn bị hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư
+ Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
+ Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
+ Bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
– Liên hệ cơ quan cảnh sát PCCC kiểm tra hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC
BƯỚC 5: LẬP DỰ TOÁN VÀ CHI PHÍ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PCCC
Sau khi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm duyệt, bóc tách khối lượng thiết bị vật tư và phương án thi công:
– Bảng tổng dự toán bao gồm:
+ Khối lượng thiết bị, vật tư
• Hệ thống báo cháy tự động (Trung tâm báo cháy, chuông đèn, nút ấn, đầu báo cháy, dây tín hiệu ….)
• Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy vách tường, chữa cháy Spinkler, màng ngăn cháy (Hệ thống phòng bơm, mạng đường ống, các hộp họng, đầu phun, van, cuộn vòi …)
• Hệ thống xả khí (công trình đặc thù như: Phòng thiết bị truyền thông, phòng điều khiển server, phòng thiết bị y tế giá trị cao …)
• Hệ thống thang thoát hiểm, cửa chống cháy
• Hệ thống đèn sự cố, đèn chỉ dẫn thoát hiểm
+ Chi phí nhân công theo các đầu mục công việc, thiết bị
+ Chi phí thiết kế bản vẽ PCCC
+ Chi phí thẩm duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
BƯỚC 6: LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KẾ HOẠCH THI CÔNG CÔNG TRÌNH
– Biện pháp thi công:
+ Các biện pháp an toàn trong lao động
+ Lập tiến độ thi công công trình ( Liên hệ với các bên hạng mục thi công cùng thời điểm như: Xây dựng phần kết cấu, điện, nước, trần thạch cao, viễn thông, …)
BƯỚC 7: HỢP ĐỒNG KINH TẾ
BƯỚC 8: THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PCCC
– Thi công lắp đặt hệ thống PCCC theo tiến độ và kế hoạch dự kiến đã thống nhất.
– Kỹ thuật thi công theo tiêu chuẩn hiện hành
– Các thay đổi trong quá trình thi công sẽ được xác nhận bằng biên bản giữa 2 bên và cùng nhau đưa ra biện pháp khắc phục.
BƯỚC 9: NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
– Nghiệm thu vật tư đầu vào ( Số lượng, chất lượng, chủng loại)
– Nghiệm thu công việc các hạng mục theo từng giai đoạn giữa 2 bên
– Nghiệm thu chạy thử không tải hệ thống báo cháy, chữa cháy
– Nghiệm thu hoàn thành chạy thử toàn bộ hệ thống- Hoàn thiện bản vẽ hoàn công.
BƯỚC 10: NGHIỆM THU VỚI CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
– Chuẩn bị các thủ tục nghiệm thu bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu
+ Biên bản chạy thử các thiết bị
+ Biên bản hoàn thành các hạng mục: Xây dựng, kết cấu, hệ thống điện, chống sét ..
+ Hợp đồng kinh tế
+ Hướng dẫn sử dụng, vận hành hệ thống báo cháy, chữa cháy
+ Bản vẽ hoàn công
+ Giấy chứng nhận xuất xưởng, xuất xứ, chất lượng vật tư thiết bị
+ Giấy kiểm định phương tiện được cấp phép bởi cơ quan cảnh sát PCCC
+ Giấy kiểm định hệ thống chống sét
– Công tác nghiệm thu yêu cầu: Đại diện các bên Chủ đầu tư, cơ quan PCCC (theo khu vực) đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công.
– Biên bản kiểm tra về PCCC nghiệm thu về PCCC đối với công trình
– Biên bản bàn giao và đưa vào sử dụng
Nghiệm thu hệ thống, thiết bị chữa cháy với Cảnh sát PCCC
BƯỚC 11: BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH
Công trình sau khi được hoàn thiện, sẽ được bảo hành theo đúng NĐ và tiêu chuẩn ban hành.
- THỜI HẠN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY (2024-10-28)
- THIẾT BỊ – DỤNG CỤ QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (2024-08-26)
- CÁCH SƠ CỨU KHI BỎNG LỬA, BỎNG NƯỚC SÔI (2023-03-16)
- BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC (2023-02-27)
- HỆ THỐNG CHỐNG SÉT - GIẢI PHÁP AN TOÀN (2021-05-27)
- TIÊU CHUẨN - QUY CHUẨN PCCC (2020-11-05)
- KIẾN THỨC VÀ CÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN CHO CHÍNH BẠN (2020-11-05)
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH BỘT CHỮA CHÁY (2020-07-09)
- PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT (2020-06-26)
- KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC CHO CÔNG TRÌNH (2019-12-12)